Karatedo ĐH sư phạm Thái Nguyên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Luật thi đấu Karate-Do - P II - Luật thi đấu Kumite

Go down

Luật thi đấu Karate-Do - P II - Luật thi đấu Kumite Empty Luật thi đấu Karate-Do - P II - Luật thi đấu Kumite

Bài gửi by Admin Wed Oct 12, 2011 8:40 am

Luật thi đấu Karate-Do - P II - Luật thi đấu Kumite View_pic

CHƯƠNG I
LUẬT THI ĐẤU KUMITE

Điều 9: Các hình phạt Nhắc nhở (Chukoku) được áp dụng cho những vi phạm nhỏ hoặc là lần đầu vi phạm.

Keikoku: đây là hình phạt mà đối phương được cộng thêm điểm Ippon (1 điểm). Keikoku được áp dụng cho những vi phạm nhỏ mà đã bị nhắc nhở trước đó của trận đấu hoặc những vi phạm chưa đến mức Hansoku-Chui.

Hansoku Chui: đây là hình phạt mà đối phương được cộng thêm điểm Nihon (2 điểm). Hansoku Chui thường được áp dụng cho những lỗi mà đã bị phạt Keikoku trước đó của trận đấu. Hình phạt này có thể được áp dụng ngay cho những vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phạt Hansoku.

Hansoku: đây là hình phạt tiếp theo được áp dụng cho các lỗi vi phạm cực kỳ nghiêm trọng hoặc là đã bị phạt Hansoku Chui trước đó. hình phạt này sẽ truất quyền thi đấu của VĐV. Trong các trận thi đấu đồng đội, VĐV bị chấn thương sẽ được nhận thêm 8 điểm (ngoài số điểm của mình ra) và trong trường hợp nếu điểm của đối phương cao hơn (trước khi bị phạt) thì sẽ chỉ cộng thêm số điểm của đối phương.

Shikkaku: đây là việc truất quyền VĐV ra khỏi giải, cuộc đấu hoặc trận đấu. Để xác định giới hạn của Shikkaku cần phải tham khảo ý kiếm củ HĐTT. Shikkaku có thể được áp dụng khi VĐV không tuân theo hiệu lệnh của trọng tài, có hành động (sát thủ), hoặc những vi phạm mà nó làm hại đến uy tín và danh dự của Karate-do, hoặc khi những hành động khác bị coi là vi phạm (làm trái) luật và tinh thần củ giải. Trong các trận thi đấu đông đội, một VĐV của đội bị phạt Shikkaku thì đối phương sẽ được nhận thêm 8 điểm (ngoài sô điểm của anh ta ra) và trong trường hợp nếu điểm cảu người bị phạt cao hơn (trước khi bị phạt) thì sẽ chỉ cộng thêm số điểm của người bị phạt Shikkaku.

Giải thích:

1.Các hình phạt loại 1 (C1) và loại 2 (C2) không được tính gộp lại.

2. Hình phạt có thể được áp dụng trực tiếp cho lỗi phạm luật, nhưng một khi vi phạm nhiều lần cùng lỗi đó thì phải bị phạt nặng hơn. Ví dụ: không thể nhắc nhở hoặc phạt cho lỗi đánh mạnh rồi lại chỉ nhắc nhở cho lần thứ 2 vẫn tiếp tục đánh mạnh.

3. Nhắc nhở Chukoku được đưa ra khi rõ ràng đã có vi phạm nhỏ về luật nhưng khả năng giành chiến thắng của VĐV không giảm (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

4. Keikoku có thể được áp dụng ngay mà không cần phải qua lần nhắc nhở trước đó. Keikoku thường được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng củ VĐV bị giảm nhẹ (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

5. Hansoku Chui có thể được áp dụng trực tiếp ngay hoặc tiếp theo sau lần nhắc nhở hoặc phạt Keikoku trước đó và nó được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm nghiêm trọng (theo ý kiến củ tổ trọng tài) do lỗi cảu đối phương.

6. Hansoku được áp dụng cho tất cả các lần phạt trước đó gộp lại và có thể được áp dụng ngay cho các vi phạm luật nghiêm trọng. Nó được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm đến mức hầu như không còn (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

7. Bất cứ VĐV nào nhận hình phạt Hansoku vì gây ra chấn thương và theo ý kiến của tổ trọng tài và trọng tài trưởng sàn là hành động ác ý, nguy hiểm, hoặc bị coi là không đáp ứng được các đòi hỏi khống chế đòn cần thiết theo Luật thi đấu của WKF sẽ được báo cáo lên HĐTT. HĐTT sẽ quyết định VĐV này bị đình chỉ thi đấu trong giải này hoặc là các giải tiếp theo.

8. Shikkaku có thể được áp dụng trực tiếp ngay mà không cần bất cứ loại hình phạt nào đã có trước đó.VĐV không cần phải làm gì cũng bị phạt mà chỉ cần HLV hoặc các thành viên không thi đấu trong đoàn có các cư xử làm hại tới uy tín, danh dự củ Karate-do là đủ. Nếu trọng tài khẳng định rằng một VĐV hành động một cách ác ý (sát thủ) thì không cần xét đến anh ta có gây nên chấn thương cho đối phương hay không về thể chất thì hình phạt chính xác là Shikkaku chứ không phải là Hansoku.

9. Phải thông báo công khai về hình phạt Shikkaku.

Điều 10: Chấn thương và tai nạn trong thi đấu

10.1. Kiken hoặc xử thua là quyết định được đưa ra khi một VĐV hoặc các VĐV không có mặt khi được gọi tên, không thể tiếp tục thi đấu, bỏ cuộc hoặc bị gọi tên, không thể tiếp tục thi đấu, bỏ cuộc hoặc ngừng cuộc theo hiệu lệnh cảu TTC. Lý do bỏ cuộc có thể là do chấn thương mà không thể đổ lỗi cho đối phương.

10.2.Nếu 2 VĐV gây chấn thương cho nhau hoặc là do bị chấn thương trước đó và các bác sỹ của giải thông báo là không thể tiếp tục thi đấu được thì trận đấu sẽ kết thúc bằng phần thắng thuộc về VĐV nào ghi điểm nhiều hơn. Nếu số điểm bằng nhau thì biểu quyết của tổ trọng tài sẽ quết định kết quả trận đấu.

10.3. Một VĐV bị chấn thương được bác sĩ của giải thông báo là không đủ sức khỏe thi đấu thì sẽ không được thi đấu tiếp trong giải đó.

10.4. Một VĐV bị chấn thương thắng 1 trận do đối phương bị truất quyền thì sẽ không được thi đấu tiếp nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu VĐV đó bị chấn thương, anh ta thắng ở trận thứ 2 cũng do đối phương bị truất quyền thì ngay lập tức VĐV đó buụoc phải rút lui khỏi thi đấu kumite của giải đó.

10.5. Khi VĐV bị chấn thương, ngay lập tức trọng tài dừng trận đấu và gọi bác sĩ. Bác sĩ chỉ có quyền chuẩn đoán và chữa trị chấn thương.

10.6. VĐV bị chấn thương trong trận đấu, thời gian điều trị chấn thương được phép là 3 phút, nếu việc điều trị không xong trong thời gian cho phép, TTC sẽ quyết định VĐV đó có thể tiếp tục thi đấu hay không (theo Điều 13.9 mục d) hoặc là cho thêm thời gian để điều trị.

10.7. Bất cứ VĐV nào ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván không thể đứng thẳng dật được trong vòng 10 giây thì bị coi là không đủ sưc để tiếp tục thi đấu và đương nhiên sẽ bị coi là không đủ sức để tiếp tục thi đấu và đương nhiên sẽ bị buộc phải rút lui khỏi tất cả nội dung kumite của giải đó. Trong trường hợp VĐV ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván và không thể đứng thẳng lên được ngay lập tức, trọng tài sẽ thổi cỏia hiệu cho trọng tài bấm giờ bắt đầu bấm 10 giây và cùng lúc đó gọi bác sĩ nếu thấy cần thiết. Trọng tài bấm giờ sẽ cho dừng thời gian khi TTc giơ tay lên.

Giải thích:

1. Khi bác sĩ thông báo VĐV không đủ sức khỏe để thi đấu thì phải viết ghi chú vào giấy sức khỏe của VĐV đó. Khoảng thời gian không thể thi đấu được vì sức khỏe cũng phải ghi rõ để báo cáo cho các tổ trọng tài khác.

2. VĐV có thể thắng cuộc do đối phương bị truất quyền thi đấu vì những lỗi vi phạm nhỏ loại 1 (C1) gộp lại. Có thể người thắng cuộc qua khỏi chấn thương và cố gắng đấu tiếp được, nhưng thắng ở trận thứ 2 cũng tương tự như vậy thì buộc phải dẫn đến từng thi đấu cho dù VĐV đó vẫn có khả năng tiếp tục thi đấu được.

3. Trọng tài chỉ gọi bác sĩ khi VĐV bị chấn thương và cần được chữa trị.

4. Bác sĩ có trách nhiệm cho biết chỉ những gì cần làm đúng theo tính chất chuyên môn đối với chấn thương cụ thể của VĐV.

5. Khi áp dụng luật 10 giây, thời gian sẽ do trọng tài được chỉ định cụ thể thực hiện. Phải có tín hiệu báo khi thời gian đã được 7 giây và hồi chuông kết thúc vào lúc 10 giây. Trọng tài bấm giờ bắt đầu tính giờ khi TTC ra hiệu và dừng lại khi VĐV đứng thẳng dậy hoàn toàn khi TTC giơ tay lên.

6. Tổ trọng tài sẽ quyết định người thắng cuộc dựa vào hình phạt Hansoku, Kiken hoặc Shikkaku tùy theo từng trường hợp.

7. Trong các trận thi đấu đồng đội một VĐV của đội bị nhận Kiken thì đối phương sẽ nhận thêm 8 điểm (ngoài số điểm của anh ta ra) và trong trường hợp nếu điểm của người bị phạt cao hơn (trước khi bị phạt) thì sẽ chỉ cộng thêm số điểm của người bị phạt Kiken.

Điều 11: Khiếu nại

11.1. Không ai có thể phản đối lại phán quyết của các thành viên của tổ trọng tài.

11.2. Nếu việc trọng tài có gì vi phạm Luật thì chỉ có Chủ tịch Liên đoàn hoặc người đại diện chính thức là người duy nhất được phép khiếu nại.

11.3. Đơn khiếu nại dưới dạng văn bản và phải trình ngay lập tức sau trận đấu (ngoại trừ duy nhất việc khiếu nại liên quan đến sai sót hành chính. Trọng tài trưởng sàn sẽ phải lập tức nhận ra ngay những sai sót được phát hiện).

11.4. Đơn khiếu nại phải được trình lên đại diện của Ban kháng nghị. Ban kháng nghị sẽ xem xét lại hoàn cảnh dẫn đến quyết định khiếu nại. Sau khi xem xét những tình tiết có liên quan, họ sẽ lập báo cáo và được giao quyền giải quyết vấn đề này.

11.5. Bất cứ khiếu nại nào liên quan đến việc áp dụng luật đều phải được tuân theo qui định cảu Ban chấp hành Liên đoàn Karate Thế giới. Đơn khiếu nại trình lên phải bằng văn bản và do một đại diện của đội hoặc một hay nhiều VĐV ký tên vào.

11.6. Đơn khiếu nại phải được nộp cùng với tiền lệ phí theo qui định của BCH WKF. Số tiền và đơn khiếu nại gửi tới đại diện cảu Ban kháng nghị.

11.7. Ban kháng nghị gồm một đại diện của HĐTT, một của Ủy ban kỹ thuật và một của Ủy ban y tế.

Giải thích:

1. Đơn khiếu nại phải nêu tên của các VĐV, tổ trọng tài điều hành và các chi tiết chính xác có liên quan đến việc khiếu nại. Sự việc khiếu nại được trình bày chung chung thì sẽ không được chấp thuận là khiếu nại hợp lệ. Chi tiết sự việc chứng minh cho giá trị lời khiếu nại phải được nêu ra cùng với đơn khiếu nại.

2. Ban kháng nghị sẽ xem xét những chứng cớ nêu trong đơn khiếu nại. Ban khiếu nại cũng nghiên cứu băng hình và đặt câu hỏi cho những người có liên quan nhằm kiểm tra một cách khách quan giá trị của đơn khiếu nại.

3. Nếu Ban kháng nghị cho việc khiếu nại là đúng thì những biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng nhằm tránh sự việc tiếp tục tái diễn ở các trận đấu tiếp theo. Số tiền lệ phí khiếu nại sẽ do thủ quĩ hoàn lại.

4. Nếu đơn khiếu nại được chứng minh là không có giá trị thì nó sẽ bị bác bỏ, tiền lệ phí sẽ không được hoàn lại và nộpk cho WKF.

5. Để các trận đấu sẽ không bị chậm lại cho dù là đơn khiếu nại được chuẩn bị trước thì trách nhiệm của Kansa là phải khẳng định trận đấu được diễn ra theo đúng luật thi đấu.

6. Trong những trường hợp có sơ xuất về hành chính ở trận đấu đang diễn ra thì HLV có thể thông báo trực tiếp cho trọng tài trưởng sàn và anh ta sẽ thông báo cho trọng tài chính.

Điều 12: Quyền hạnh và trách nhiệm

- Hội đồng Trọng tài: HĐTT sẽ có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

1. Bảo đảm công tác chuẩn bị cho mỗi giải thi đấu là tối ưu trong việc cùng bàn bạc với Ban tổ chức về việc bố trí khu vực thi đấu, cung cấp và triển khai các thiết bị, các phương tiện cần thiết và giám sát diễn biến các trận đấu, đảm bảo an toàn...vv.

2. Chỉ định và phân công các trọng tài trưởng sàn cho các sàn đấu để thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Giám sát và phối hợp chuyên môn với các trọng tài.

4. Chỉ định các trọng tài thay thế khi cần thiết.

5. Thông qua phán quyết cuối cùng trong trường hợp có một kỹ thuật có thể được xảy ra trong trận đấu mà không qui định trong luật.

- Các trọng tài trưởng sàn: có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

1. Tham gai, chỉ định, theo dõi các trọng tài chính và trọng tài phụ trong tất cả các trận đấu ở sàn đó.

2. Quan sát việc điều hành trận đấu của TTC, TTP ở trên sàn đấu và đảm bảo rằng các trọng tài được phân công là có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Ra lệnh cho TTC dừng trận đấu khi Kansa ra hiệu việc vi phạm luật.

4. Chuẩn bị văn bản, bản báo cáo cập nhật gửi HĐTT về việc điều hành trận đấu của từng trọng tài theo ý kiến nhận xét nếu cần.

- Các trọng tài chính: có quyền hạn như sau:

1. TTC ("Shushin") có quyền điều khiển trận đấu gồm việc công bố bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu.

2. Cho điểm.

3. Giải thích cho TT trưởng sàn, HĐTT, Ban kháng nghị về cơ sở của việc phán quyết nếu như cần thiết.

4. Áp dụng các hình phạt và lỗi nhắc nhở trước, trong hoặc sau trận đấu.

5. Tiếp nhận và thực hiện phán quyết trên cơ sở ý kiến của các trọng tài phụ.

6. Công bố hiệp phụ.

7. Điều hành việc biểu quyết của tổ trọng tài và công bố kết quả.

8. Công bố người thắng cuộc.

9. TTC không chỉ giới hạn thẩm quyền trong phạm vi sàn đấu mà còn ngay ngoài phạm vi của thảm.

10. TTC là người đưa ra tất cả các hiệu lệnh và khẩu lệnh.

- Các trọng tài phụ: (Fukushin) có quyền hạn như sau:

1. Hỗ trợ cho TTC bằng cờ lệnh.

2. Thực hiện quyền biểu quyết khi phải phán quyết.

Trọng tài phụ phải thận trọng quan sát các hành động của VĐV và ra hiệu cho TTC trong các trường hợp sau:

a. Khi nhận thấy có đòn ăn hiểm.

b. Khi VĐV có các hành vi hoặc các đòn đánh bị cấm.

c. Khi VĐV bị chấn thương hoặc bị đuối sức.

d. Khi cả 2 hoặc 1 VĐV di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu (Jogai).

e. Trong những trường hợp khác khi nhận thấy cần phải ra hiệu để TTC để ý tới.

- Các trọng tài giám sát (Kansa): TT Kansa có trách nhiệm giúp cho TT trưởng sàn bằng việc quan sát trận đấu đang diễn ra. Nếu quyết định cảu TTC và TTP không phù hợp với luật thi đấu thì TT Kansa ngay lập tức sẽ giơ cờ đỏ lên hoặc ra hiệu và thổi còi. TT trưởng sàn sẽ yêu cầu TTC dừng trận đấu và sửa chữa sai sót. Biên bản kết quả của trận đấu phải được ký duyệt bởi TT Kansa.

- Các trọng tài giám sát điểm: TT giám sát điểm vừa phải ghi điểm và vừa phải quan sát công việc của trọng tài thời gian và thư ký ghi điểm khi trận đấu đang diễn ra.

Giải thích:

1. Khi cả 3 TTP cùng ra ký hiệu như nhau hoặc cho điểm chỉ 1 VĐV thì TTC sẽ phải dừng trận đấu và thực hiện theo quyết định đa số. Nếu TTC không dừng trận đấu thì Kansa sẽ giơ cờ đỏ hoặc ra hiệu và thổi còi.

2. Khi cả 2 TTP cùng ra ký hiệu như nhau hoặc cho điểm chỉ 1 VĐV thì TTC sẽ cân nhắc ý kiến của họ nhưng có thể không cần dừng trận đấu nếu TTC cho rằng họ có nhầm.

3. Tuy nhiên, khi trận đấu được dừng lại, phải tuân theo phán quyết đa số. TTC có thể thuyết phục các TTP cân nhắc lại nhưng không thể ho phán quyết ngược với 2 TTP trừ khi TTC có được sự ủng hộ tích cực của Trọng tài thứ 3.

4. TTC có thể thuyết phục các TTP phán quyết lại khi ông ta tin chắc rằng họ có nhầm hoặc khi có đòn đánh vi phạm luật, ví như một đòn đánh quá mạnh, hoặc cho điểm cho VĐV đã ở ngoài thảm đấu (Jogai), hoặc khi TTC cho rằng điểm được tính là quá cao hay quá thấp.

5. Khi cả 3 TTP đưa ra những ý kiến khác nhau, TTC có thể ra quyết định mà có cùng ý kiến ủng hộ của một trong 3 TTP.

6. Khi hội ý (Hantei), ý kiến biểu quyết của TTC và mỗi TTP là có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp ở trận đấu hiệp phụ (Enchosen) có kết quả hòa thì ý kiến TTC sẽ có quyền quyết định.

7. Các TTp chỉ được cho điểm khi thực sự họ nhìn thây. Nếu họ không chắc chắn đòn đánh thực sự tới vùng ăn điểm thì họ nên ra ký hiệu là không nhìn thấy (Mienai).

8. Vai trò của TT Kansa là phải khẳng định chắc chắn rằng cuộc đấu hoặc trận đấu được diễn ra đúng theo luật thi đấu.Kansa ngồi đó không phải la việc thêm một TT phụ. Kansa không được biểu quyết và cũng không có quyền gì trong việc phán quyết ví như việc tính điểm hay không, hay là Jogai. Trách nhiệm duy nhất của Kansa là chỉ trong việc theo dõi sự phán quyết có tuân thủ theo luật hay không.

9. Trong trường hợp TTC không nghe thấy tiếng chuông báo hết giờ, TT giám sát điểm sẽ thổi còi báo.

10. Khi cần giải thích những điều cơ bản về một phán quyết sau trận đấu thì tổ trọng tài có thể nói với TT trưởng sàn, HĐTT hoặc Ban kháng nghị, còn lại không cần thiết giải thích cho bất cứ người nào khác.

Điều 13: Bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu

13.1. Các thuật ngữ và động tác được TTC và TTP sử dụng trong khi điều hành trận đấu sẽ được qui định trọng phụ lục 1 và 2.

13.2. TTC và TTP ở vào vị trí qui định và sau khi 2 VĐV cúi đầu chao nhau, TTC sẽ hô "Shobu hajime", trận đấu được bắt đầu.

13.3. TTC sẽ cho dừng trận đấu bằng việc hô "Yame" đồng thời sẽ ra lệnh cho VĐV trở về vị trí ban đầu (Moto no ichi) nếu thầy cần.

13.4. TTC trở về vị trí ban đầu và các TTP sẽ đưa ra ý kiến của mình bằng các ký hiệu. Trong trường hợp điểm được tính TTC sẽ phải nêu rõ VĐV (Aka hoặc Shiro), vùng tấn công (Chudan hoặc Jodan), kỹ thuật ăn điểm (Tsuki, Uchi hay Geri) rồi sau đó mới công bố điểm được tính cho đòn đánh đó cùng với hiệu lệnh tương ứng. TTC sẽ tiếp tục trận đấu bằng lệnh "Tsuzuketehajime".

13.5. Trong trận đấu khi một VĐV dẫn trước 8 điểm, TTC hô "Yame", yêu cầu 2 VĐV trở về vị trí ban đầu đồng thời TTC cũng trở về vị trí của mình. TTC sẽ công bố người thắng cuộc bằng cách giơ tay lên về phía VĐV chiến thắng và hô "Shiro" (Aka) Nokachi. Trận đấu đã kết thúc.

13.6. Khi trận đấu hết giờ, VĐV có số điểm nhiều hơn sẽ được tuyên bố là người thắng cuộc, TTC sẽ giơ tay về phía người thắng cuộc và hô "Shiro" (Aka) Nokachi. Trận đấu kết thúc.

13.7. Khi trận đâu hết giờ và tỉ số điểm bằng nhau, hoặc là không có điểm, TTC sẽ hô "Yame" rồi trở về vị trí của mình, sau đó lùi ra ngoài thảm vf hô "Hantei" đồng thời thổi tiếng còi, TTC và các TTP sẽ cùng lúc đưa ra ý kiến, các TTP thì bằng cờ lệnh còn TTC thì giơ tay lên. Trong trường hợp việc biểu quyết là ngang nhau TTC sẽ công bố kết quả là hòa (Hikiwake) và một hiệp phụ được tiến hành (Enchosen).

13.8. Các TTP và TTC bình đẳng khi biểu quyết ở Hantei, ngoại trừ hết hiệp phụ Enchosen vẫn không phân định thắng bại thì TTC có thể dung quyền tối ưu để quyết định, chấm dứt việc hòa thêm nữa.

13.9. Khi gặp tình huống sau, TTC sẽ hô "Yame" để tạm dừng trận đấu:

13.9.1. 1 hoặc cả 2 VĐV ở ngoài thảm đấu.

13.9.2. Khi trọng tài chính yêu cầu VĐV chỉnh trang lại võ phục hoặc trang bị bảo vệ.

13.9.3. Khi VĐV vi phạm luật.

13.9.4. Khi TTC xét thấy 1 hoặc 2 VĐV không thể tiếp tục trận đấu vì chấn thương, đuối sức hoặc do các lý do khác. Theo ý kiến bác sĩ của giải, TTC sẽ quyết định trận đấu nên tiếp tục hay không.

13.9.5. Khi VĐV tóm đối phương mà không thực hiện đòn đánh ngay lập tức hoặc đòn quật trong vòng 2 đến 3 giây.

13.9.6. Khi 1 hoặc 2 VĐV ngã hay bị quật ngã mà không có đòn đánh nào được thực hiện trong vòng 2 đến 3 giây.

13.9.7. Khi cả 2 VĐV mắc chân nhau, sau bị ngã hoặc cố quật rồi bắt đầu vật nhau.

13.9.8. Khi cả 3 TTP ra cùng ký hiệu hoặc cùng cho điểm chỉ 1 VĐV.

Giải thích:

1. Khi bắt đầu trận đấu, trước tiên TTC gọi 2 VĐV vào vạch qui định vị trí ban đầu. Nếu VĐV bước vào thảm quá vội vã sẽ phải được nhắc nhở. Các VĐV phải cúi đầu chào nhau cho đúng, các gật đầu vội vã sẽ là thiếu lễ độ và không đúng yêu cầu. TTC có thể ra lệnh chào nhau nếu không VĐV nào tự động bằng cách ra hiệu bằng tay như trong phụ lục 2 của điều luật.

2. Khi tiếp tục trận đấu TTC phải để ý xem 2 VĐV có đứng đúng vị trí qui định và chuẩn bị thi đấu không. Các VĐV nhún nhảy hoặc không đứng yên phải được nhắc nhở trước khi trận đấu được tiếp tục. TTC phải cho tiếp tục trận đấu ngay không chậm trễ.

Điều 14: Sửa đổi

Chỉ có Ủy ban Thể thao, Liên đoàn Karate Thế giới cùng với sự đồng ý của Ban chấp hành Liên đoàn Karate Thế giới mới có quyền sửa đổi các Điều luật thi đấu.

Nguồn từ: mic.edu.vn,vovinamthainguyen.vn cheers
Admin
Admin
Bang Chủ
Bang Chủ

Tổng số bài gửi : 56
Points : 130
Reputation : 1
Join date : 29/09/2011
Age : 34
Đến từ : CLB karatedo ĐH sư phạm Thái Nguyên

https://karatedotn.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết